Lời Phật Dạy về chữ Tâm, chữ Nhẫn, Tĩnh Tâm, Đạo Vợ Chồng, Chân Lý Sống

Nghe bản audio trên youtube

Lời Phật dạy trong cuộc sống hàng ngày mà bạn nên đọc và suy ngẫm, sẽ giúp tâm thanh tịnh hơn giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống. Từ đó vượt qua những trở ngại cần tiếp thêm cho mình niềm tin và nghị lực.

loi-phat-day-trong-cuoc-song

Lời Phật dạy về đạo làm người

Trong cuộc sống, khi bạn làm vừa lòng người này thì lại mất lòng người kia. Có thể người này yêu quý bạn, người kia ghen ghét đố kị… Vì vậy hãy cứ sống là chính mình. Theo lời Phật dạy, bạn chỉ cần sống tốt, sống chân thành sẽ mang lại cho mình cảm giác thanh thản… Hãy bình thản trước thị phi thì cuộc sống của bạn sẽ tự khắc bình yên, không ai có thể lay chuyển được bạn.

Lời Phật dạy về chữ Tâm

Lời Phật dạy về đạo làm người điều quan trọng nhất đó chính là cái tâm. Tâm khởi phát cho mọi đau khổ và hạnh phúc, hãy cùng lắng nghe lời Phật dạy về chữ tâm để có thêm những suy nghĩ đúng đắn cho con đường mình đi.

loi-phat-day-ve-chu-tam

Nhất thiết duy tâm tạo

Tức mọi việc đều do tâm sinh ra. Tâm tốt tạo ra thiện hạnh, nghiệp lành, hướng con người đến những việc đơn giản, tốt đẹp. Tâm xấu thúc đẩy tham – sân – si, tất cả những sai lầm mà chúng ta gây ra đều xuất phát từ tâm không trong sáng. Từ trong tâm sẽ dẫn dắt hành động, từ hành động mà tạo ra nhân quả. Tâm sinh tính, tâm sinh tướng, tâm tốt thì mọi thứ đều vẹn tròn.

Tùy tâm biểu hiện

Mọi sự lành dữ, thiện ác đều do tâm biểu hiện ra. Người hành động không tốt, có tính dối trá, bạo lực, thù địch tức là tâm không sáng. Người thanh lịch, nho nhã, thật thà là biểu hiện của một tấm lòng tốt đẹp. Tâm và biểu hiện rất nhất quán, có sự tương thông tương đồng, vì thế ta có thể dễ dàng thấy được tâm tính của một người qua hành động của người đó.

Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn

Tức chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham – sân – si thì mới thấy được Niết Bàn. Khi lòng tham nổi lên, con người sẽ mãi chìm đắm trong dục giới, sẵn sàng làm những chuyện xấu xa đồi bại để đạt được mục đích hay những thứ chưa chắc đã thực sự có ý nghĩa. Khi lòng sân hận nổi lên thì con người sẽ chìm đắm trong sắc giới, sinh sự bất mãn, dễ đố kị mà làm việc ác. Khi lòng si nổi lên thì con người sẽ chìm trong sự u mê ngu dốt, không thấy đúng sai, không màng trái phải và không có tâm dẫn đường, dễ mê lầm.

Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai

Một khi tâm niệm tức sân hận, tức giận khởi lên mà ta không thể tự kiềm chế, không tự khắc phục thì trăm ngàn chuyện khó khăn, đau khổ, chương ngại sẽ tiếp nối ngay theo sau đó.

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn do mình tạo hay người khác gây cho mình sự bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Nếu không biết cách hóa giải, không nhẫn nhịn sẽ khiến ta dùng những hành động tiêu cực để giải quyết, dẫn đến kết quả không tốt và tạo nghiệp chẳng lành. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn tu chữ nhẫn mà bạn nên học:

– Niệm Phật: nhất tâm niệm Phật thường ngày sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, lắng nghe những lời Phật dạy về chữ nhẫn, không thèm để ý đến sự việc bên ngoài mà tu thành chữ nhẫn.

– Quán tưởng: cái gì trong cuộc sống cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ không ngu gì mà hơn thua phần này. Quán xem trong sự việc này có lỗi của mình, không đời này thì cũng đời quá khứ.

– Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ngay cỡ đó thì họ sẽ ăn nói và hành động cỡ đó. Mình là người gặp phải nghiệp, chuyển sang tụng kinh, từ thiện, làm một việc gì đó có ích.

– Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì: khi ai đó hành động không tốt với ai đó hay với chính mình thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, quả của họ sẽ đau khổ và chết bị rơi vào địa ngục.

Lời Phật dạy đạo vợ chồng

Phật dạy về duyên nợ vợ chồng

Đức Phật dạy về duyên nợ vợ chồng rằng, kiếp sống con người chỉ là 1 giai đoạn trong dòng chảy luân hồi, kiếp này thừa hưởng và kế thừa kiếp khác. Con người gặp nhau vởi chữ Duyên, yêu và nên nghĩa vợ chồng bởi chữ Nợ. Nhiều cặp vợ chồng đang sống hạnh phúc với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác dẫn đến chuyện chia tay, hay vì một lý do nào đó mà hai người không thể sống tiếp cùng nhau thì âu đó cũng là hết nợ, người ta đã trả xong nợ và đến lúc phải rời đi.

phat-day-ve-duyen-no-vo-chong

Đạo vợ chồng trong kinh Phật

Theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên nghiệp mà gặp nhau ở kiếp này chứ không tự nhiên mà lấy được nhau. Để có được một gia đình hạnh phúc bền vững thì mỗi người cần có thức kinh trọng, giữ gìn và vun đắp, cố gắng nỗ lực để cùng nhau vượt qua những chông gai trong cuộc sống.

Dù tư tưởng hiện đại đề cao sự bình đẳng nam nữ nhưng ở phương diện vợ chồng và theo đạo vợ chồng trong kinh Phật thì mỗi người lại có bổn phận riêng. Người chồng tốt là trụ cột, lo lắng kiếm tiền cho gia đình để người vợ yên tâm chăm lo tổ ấm hạnh phúc. Chồng phải đối xử tử tế với vợ, chăm lo cho vợ đầy đủ và giúp đỡ vợ khi cần. Chồng có uy nhưng không được gia trưởng, cay nghiệp. Vợ phải biết vun vén, khéo léo giữ gìn hòa khí, hiểu và cảm thông với chồng thì gia đình mới thực sự hạnh phúc.

Phật dạy 10 chân lý sống hay

Hãy cùng đọc và suy ngẫm thật kỹ về 10 chân lý sống hay dưới đây, đôi khi nghe có vẻ rất ngược đời nhưng chúng phản ánh vô cùng chính xác bản chất cuộc đời.

  1. Hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có.
  2. Thành công không phải là chưa từng thất bại mà là biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
  3. Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất.
  4. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
  5. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến.
  6. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
  7. Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình người.
  8. Lo lắng không làm cho những điều tồi tệ ngừng xảy ra mà nó chỉ làm cho những điều tốt lành ngừng lại.
  9. Mục đích tối thượng của đời người không phải là kiến thức mà là hành động.
  10. Chỉ có cha mẹ mới yêu thương ta vô điều kiện. Bởi vậy, hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể bạn nhé!

chan-ly-song-hay

Phật dạy tĩnh tâm

Phật dạy tĩnh tâm trong cuộc sống, hãy ghi nhớ và hành xử theo đúng lời Phật dạy để có một cuộc đời thanh thản:

Người nào lấy tình yêu làm trung tâm,  người đó sẽ sống rất đau thương.

Người nào lấy tiền làm trung tâm, người đó sẽ sống rất khổ.

Người nào lấy ganh đua làm trung tâm, người đó sẽ sống rất buồn khổ.

Người nào lấy biết đủ làm trung tâm, người đó sẽ sống rất khoái hoạt vui vẻ.

Người nào lấy biết ơn làm trung tâm, người đó sẽ sống vô cùng lương thiện.

Người nào lấy tha thứ làm trung tâm, người đó sẽ sống rất hạnh phúc.

“Người đang làm, trời đang nhìn”, ẩn sâu bên trong mỗi hành động đều có sự an bài của bánh xe nhân quả. Hãy luôn giữ tâm lương thiện đối đãi với người khác bạn nhất định sẽ có một tương lai tươi sáng!

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Shopping cart